Lốp đặc xe nâng hay bánh đặc xe nâng hàng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động của xe, giúp xe di chuyển trên mặt phẳng hoặc các địa hình phức tạp khác. Là phụ tùng hao mòn trên xe, mỗi loại tải trọng nâng khác nhau thì thường dùng kích thước khác nhau.
Một số người dùng ít để ý lưu tâm, nhưng trong quá trình vận hành xe nâng hàng, độ nặng hàng hóa, cách vận hành xe nâng của lái xe dễ làm tuổi thọ lốp xe nâng giảm sút. Lốp hư hỏng dẫn đến việc mất cân bằng xe, làm việc kém hiệu quả hoặc thậm chí gây mất an toàn trong lao động sản xuất.
Lốp xe nâng về cơ bản chia làm 2 loại: lốp hơi và lốp đặc. Lốp hơi có săm ở trong và sử dụng hơi để làm căng bề mặt lốp. Ngược lại, lốp đặc là loại không dùng hơi và có thể chia làm 2 loại nhỏ:
– Lốp đặc dùng 100% cao su thường có màu đen, được sử dụng trong khu vực không đòi hỏi cao về thẩm mỹ hay khu vực mà địa hình phức tạp (đất đá, nước, độ cao không ổn định…) vì trong quá trình di chuyển và làm việc, ma sát khi di chuyển và khi phanh xe nâng hàng sẽ tạo lớp đen trên bề mặt sàn. Chính vì vậy, loại lốp đặc này (kể cả lốp hơi cao su) thường đi kèm xe nâng dùng ở ngoài trời.
– Lốp nhựa đặc trong: lốp được làm bằng hỗn hợp nhựa đúc tuổi thọ cao không tạo vệt khi di chuyển. Loại lốp này thường được đi kèm xe nâng sử dụng trong các môi trường yêu cầu vệ sinh sạch sẽ như các doanh nghiệp làm điện tử.
Dù là lốp hơi hay lốp đặc dành cho xe nâng cũng đều có thể bị hỏng hóc. Biểu hiện của lốp hơi khi sắp đến giai đoạn cần thay thế là: xẹp hơi liên tục, rạn săm, đinh làm thủng. Với lốp đặc: bị dập, vỡ cho địa hình quá gồ ghề, trơn trượt do sử dụng lâu mất hết độ ma sát.
Trong quá trình xe nâng hoạt động, nếu quý khách hàng thấy lốp xe nâng có các biểu hiện cần phải thay thế, không nên trì hoãn việc thay thế vì có thể gây mất an toàn lao động.
Hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được cung cấp lốp xe nâng hàng chính hãng và các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, thay thế phụ tùng xe nâng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.